Saturday, August 14, 2010

Tản mạn về SMAP :p

Cái tựa gì nghe lãng mạn quá Photobucket nhưng thiệt ra là đi chép bài cũ post từ bên DAN qua thôi :p

Photobucket

Tớ thích quan sát Smap từ 3 khía cạnh: thứ nhất qua con mắt của người nước ngoài (aka ko phải người Nhật và không phải là fan của Smap), thứ hai qua con mắt của người Nhật (bao gồm các ranking và rating), thứ ba qua con mắt của các Smappies (aka fan của Smap, đặc biệt là các fan lâu năm).

Và đây là những gì tớ rút ra được và đọc được trong suốt hơn một tháng qua.

1. Smap qua con mắt của người nước ngoài

Bất kỳ một người nước ngoài nào quan tâm đến showbiz của Nhật thập niên 90 cho đến nay thì không thể nào bỏ qua Smap. Đó là sự thật. Tớ từng đọc qua những bài báo, blog, thậm chí một bài nghiên cứu học thuật về idol Nhật Bản trong đó Smap là case study cho bài nghiên cứu đó.

Khi nhắc đến Smap họ hay so sánh với New Kids on The Block, Backstreet Boys, N’sync hay Boyzone. Nhưng mọi người ai cũng phải đồng ý là Smap còn hơn là một boyband thông thường theo ý nghĩa của nó.

Smap “sống” lâu hơn các boyband đó (20 năm hơn không phải là chuyện đùa ) và Smap làm nhiều hơn là chỉ hát và nhảy. Smap diễn hài, nấu ăn, đóng phim, đóng kịch, làm từ thiện… Smap cười, khóc, làm đủ trò điên khùng …thay vì chỉ là một thần tượng mang hình ảnh “sạch sẽ” từ đầu đến chân.

Tất cả các blog của những người nước ngoài đã từng hay đang sống ở Nhật mà tớ đã đọc qua đều thừa nhận rằng dù họ không biết Smap có sức ảnh hưởng như thế nào, nhưng có một sự thật là: khi ở Nhật dù giở bất kỳ tờ báo nào, đi đến con phố nào hay ngồi trên xe điện ngầm ngắm các bảng hiệu dọc hai bên đường, bạn luôn sẽ thấy ảnh của một thành viên nào đó trong nhóm Smap.

Họ bảo, khi bạn hỏi bất kỳ người Nhật nào thì dù họ có thích Smap hay không thì họ vẫn luôn biết Smap là ai. Khi tham gia các concert của Smap bạn sẽ thấy các fan của Smap nay đã trưởng thành và lập gia đình sẽ dẫn con theo, có khi ông bà cùng đi và nó được so sánh như là dịp để cả gia đình cùng sum họp.

Tớ nhớ có lần đọc blog của một người Mỹ dạy tiếng Anh ở Nhật. Cô ấy kể Smap được nhiều người biết đến nỗi cô ấy dùng Smap và hình ảnh của các thành viên để làm tư liệu giảng dạy cho mình. Ví dụ như khi diễn tả một từ nào đó trong tiếng Anh mà học trò không hiểu, cô sẽ lấy Smap làm ví dụ và họ sẽ hiểu ngay không gặp khó khăn gì Chỉ tiếc là bây giờ tớ ko nhớ cái blog đó địa chỉ thế nào =.=

Có lẽ vì sức ảnh hưởng của Smap như thế mà nhiều người gọi Smap là "nhóm nhạc quốc dân", còn các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài (ý tớ là tiếng Anh) khi nói đến Smap, họ sẽ gọi bằng từ “super famous group”, “super boyband”

Minh chứng rõ ràng nhất, mới đây trong chương trình talkshow của Oprah Winfrey với chủ đề “Những người nổi tiếng nhất thế giới”, Oprah đã chọn Smap làm đại diện cho Nhật Bản. Bà gọi Smap là Japanese Beatles, là ban nhạc nổi tiếng của mọi thời đại ở Nhật.

2. Smap trong con mắt của người Nhật

Nói về sự nổi tiếng của Smap ở Nhật, người ta có thể đếm qua hàng trăm CM, các doanh số kỷ lục từ album hay single, rating cao qua các talkshow và drama, hay việc các thành viên thay phiên nhau xuất hiện hoặc là host cho các talkshow từ thứ 2 đến CN.

Smap hát không hay (một khuyết điểm mà hầu như các JE boys ai cũng bị ), nhưng Smap có thể tạo nên những bài hát kinh điển như Sekai ni hitotsu dake no hana, bán được hơn 2 triệu bản.

Năm 2005 nó được chọn làm nhạc hiệu báo thức cho phi hành đoàn Space Shuttle Discovery trên chuyến bay STS-114. Nó còn được cover lại bởi một số ca sĩ nước ngoài như Coldplay hay Marty Friedman.

Và bài hát này, theo lời tác giả viết bài “Smap: câu chuyện của tất cả” dường như đã trở thành quốc ca không chính thức của Nhật. Nếu không tin tớ, thì mọi người cứ hỏi các bạn đã và đang học tiếng Nhật xem có phải đa phần ai cũng được dạy bài hát này không.

Còn bài Yozora no mukou từng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy.

Cả hai bài hát này mới đây nhất đều nằm trong top 100 bài hát Minna no uta của Music Station do khán giả bình chọn: Sekai ni hitotsu dake no hana đứng nhất còn Yozora no mukou đứng hạng 40 (người ta chọn version của Smap, dù ai cũng thừa nhận phiên bản đó không bằng phiên bản của Suga Shikao hay bản Suga song ca với Yui)

Matsu Koshiro - một diễn viên Kabuki gạo cội, là truyền nhân đời thứ 9 của gia đình Matsu danh giá của Nhật từng nhận xét về Smap trong chương trình Kouhaku năm ngoái như thế này: ông từng gặp Smap trong chương trình Bistro Smap và Smap luôn có thể làm điều gì đó khiến mọi người cười hoặc xúc động. Đó là một điều rất khó làm. Và đó chính xác là những gì mà một entertainer cần phải làm.

Nói rõ thêm về chữ entertainer một chút. Người ta (ngay cả fan) hầu như không bảo Smap là best singer (sự thật đau lòng các anh hát chỉ tầm tầm thôi ) nhưng điều tuyệt vời mà Smap mang đến cho mọi người, đó là pure entertainment

Nhân tiện phần này, tớ đá qua bên JE một chút ^^ Năm 1993 Nakai đề nghị với Johnny để Smap dẫn chương trình talkshow Ai Rabu Smap để nhóm gần gũi với công chúng hơn, mỗi thành viên thể hiện được cá tính của từng người qua các tiểu hài kịch khi Johnny có ý định giải tán Smap vì không thành công.

Đề nghị đó cuối cùng đã chứng tỏ hiệu quả. Smap trở nên quen thuộc với công chúng và ngày càng nổi tiếng hơn. Năm 1996 Ai Rabu Smap trở thành chương trình SmapxSmap.

Mô hình talkshow+hài+các thành viên thể hiện cá tính riêng của từng người. Đó chính là những gì mà các JE boys hiện nay đang làm. Nói chính xác hơn, Smap là mô hình kiểu mẫu cho các JE groups hiện nay.

No comments:

Post a Comment